Chụp X-quang xác ướp nhà sư hơn 1.000 tuổi phát hiện điều hiếm có khó tin, đến chuyên gia cũng phải ngỡ ngàng

Khi chụp X-quang, các chuyên gia phát hiện xác ướp nhà sư hơn 1.000 tuổi còn nguyên bộ xương và sọ não. Điều này vô cùng hiếm có và khó tin.

Chùa Định Huệ ở thành phố Vũ An thuộc tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc là nơi lưu giữ hài cốt mạ vàng của nhà sư Từ Hiền.

Xác ướp nhà sư hơn 1.000 tuổi này khiến giới chuyên gia vô cùng bất ngờ khi xem kết quả chụp X-quang.

Cụ thể, các chuyên gia tiến hành chụp X-quang xác ướp nhà sư Từ Hiền. Nhờ vậy, họ phát hiện thi hài nhà sư Từ Hiền vẫn còn đầy đủ xương cũng như sọ não.

Theo các chuyên gia, xương hàm trên, hàm dưới, xương sườn, cột sống và tất cả khớp của nhà sư Từ Hiền đều hoàn chỉnh. Điều này khiến giới khoa học cảm thấy bất ngờ và khó tin.

Nhà sư Từ Hiền sinh ra và lớn lên tại Ấn Độ. Đại sư Từ Hiền đi từ Ấn Độ cổ đại đến nước Khiết Đan (tồn tại từ năm 916 – 1125) ở vùng đông bắc Trung Quốc gần bán đảo Triều Tiên ngày nay.

Vị đại sư Từ Hiền ghi dấu ấn lớn với việc dịch 10 bộ Kinh Phạn quan trọng sang tiếng Trung.

Sau đó, ông được vua Khiết Đan phong là quốc sư. Một số bản dịch của ông được khắc vào các phiến đá đến nay vẫn nhìn thấy rõ.

Sau khi nhà sư Từ Hiền viên tịch, các đệ tử bảo quản thi hài của ông. Sau nhiều năm, xác ướp nhà sư bị thất lạc. Đến những năm 1970, người ta tìm thấy hài cốt của nhà sư trong một hang động.

Sau đó, xác ướp nhà sư Từ Hiền được đưa về thờ ở chùa Định Huệ. Đến năm 2016, thi hài được mạ vàng.

Nhà sư trụ trì Du ở chùa Định Huệ cho hay vào thời xưa, các nhà sư ở Trung Quốc thường bảo quản thi hài các bậc cao tăng bằng phương pháp tự nhiên.

Trước khi viên tịch, nhà sư sẽ dặn dò các đệ tử về hậu sự của mình là muốn hỏa táng hoặc bảo quản thi thể.

Nếu lựa chọn bảo quản thi thể, các đệ tử đặt thi hài nhà sư vào bên trong một vại gốm lớn chứa đầy nguyên liệu chống ăn mòn có nguồn gốc tự nhiên sau khi ông viên tịch.

Sau 3 năm, các đệ tử sẽ chuyển di hài nhà sư ra khỏi vại. Nếu kiểm tra thấy thi hài không phân hủy thì họ sẽ phủ một loại bột nhão đặc biệt làm từ gạo lên hài cốt để tạo ra “nhục thân Phật”.

Lúc này, xác ướp thiền sư sẽ được đặt ở vị trí trang trọng trong chùa để nhận được sự tôn kính của các Phật tử.

Nguồn: Tổng Hợp

Related Posts

Trải áo mưa xuống nền đất nóng, đợi con giữa cái nắng 40 độ, thương sao hết nỗi lòng cha mẹ ngày thi tuyển sinh

Không chỉ riêng các thí sinh ngày thi tuyển sinh, nhiều phụ huynh cũng lộ rõ vẻ lo lắng trước bước ngoặt trọng đại trong đời học…

Cụ bà U80 sống cô đơn, ngày ngày nhặt ve chai cưu mang những chú chó tàn tật: Mua 30 ngàn tiền cơm mấy bà cháu ăn chung

Hình ảnh bà cụ già tóc đã bạc phơ, gương mặt khắc khổ vì sương gió cưng nựng những chú ý bị tàn tật hoặc chủ nhân…

Cô gái khuyết tật bẩm sinh ở Vĩnh Long bán Vietlott nuôi mẹ già, ‘ươm mầm ước mơ’ vào đại học cho chị gái sinh đôi

Mặc dù bị khuyết tật bẩm sinh, Bùi Hồng Ngọc (23 tuổi, ngụ phường 4, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) vẫn mày mò học từng con số,…

Điểm học bạ toàn 10, con gái vẫn trượt ‘thẳng cảng’ trường chuyên Hà Nội: Phụ huynh choáng nặng, Sở GD-ĐT nói gì?

Nhiều phụ huynh phản ánh họ đang sốc khi con đạt học bạ tiểu học toàn 10 vẫn không đủ điều kiện thi vào lớp 6 Trường…

Hạnh phúc đến muộn: Anh trai rớm nước mắt trao của hồi môn cho em gái 60 tuổi trong lễ xin dâu khiến ai cũng xúc động

Những giọt ước mắt của niềm hạnh phúc khiến ai xem cũng phải xúc động.  Mạng xã hội hiện đang chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh…

Tranh cãi vụ cô dâu Tây Ninh từ chối đính hôn vì chú rể trao thiếu 3,3 cây vàng: Nhà gái hám tiền hay nhà trai thất hứa?

Câu chuyện xảy ra trong một đám cưới tại Tây Ninh, thu hút sự chú ý của dư luận. Hình ảnh trong lễ đính hôn được lan…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *