Khi xào rau lang, nhớ làm thêm một bước nhỏ, rau sẽ xanh, giòn và ngon như ngoài hàng.

Mẹo xào rau lang xanh mướt

Mùa hè là thời điểm rau lang vào vụ tươi tốt. Đây là loại rau ngon, giàu dinh dưỡng và rất lành tính, được nhiều người yêu thích. Khi xào rau lang, chỉ cần biết mẹo nhỏ này sẽ giúp rau luôn xanh, không thâm đen, ngon như ngoài hàng.


Rau lang

Rau lang

Cách thực hiện món rau lang xào tỏi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Rau lang nhặt bỏ phần lá hư, cọng già, chỉ giữ lại phần cọng và lá non bên trên sau đó rửa sạch.

Bóc tỏi và băm nhuyễn 1 phần, phần còn lại thì cắt miếng nhỏ hoặc đập dập.

Bước 2: Chần sơ rau lang qua nước sôi sau đó ngâm rau vào nước đá lạnh để giữ cho rau được xanh và giòn.

Bước 3: Xào rau

Đặt chảo lên bếp, cho khoảng 3 – 4 muỗng dầu ăn vào chảo đun nóng. Sau đó, cho tỏi vào phi. Đến khi tỏi bắt đầu có mùi thơm thì cho rau lang vào xào, nêm gia vị cho vừa ăn.

Chú ý: Phải xào nhanh tay rồi tắt bếp để rau không bị nhừ.

Thành phẩm

Như vậy là xong món rau lang xào tỏi rồi, chấm với nước tương tỏi ớt ăn cơm thì thôi còn gì bằng nữa.

Chỉ với vài bước đơn giản là chúng ta đã hoàn thành món rau lang xào tỏi thanh nhiệt cho bữa cơm.
Mẹo xào rau lang xanh mướt

Mẹo xào rau lang xanh mướt

Những tác dụng tuyệt vời của rau lang

Thành phần dinh dưỡng của rau lang

Theo các nghiên cứu thì trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như:

Năng lượng: 22kcalNước: 91,8gProtein: 2,6gTinh bột: 2,8g

Ngoài ra, rau lang còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…

Giàu chất chống ôxy hóa

Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K), các chất đặc tính chống ôxy hóa trong rau khoai lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… Nghiên cứu trên sử dụng 200g rau khoai lang tím cho vận động viên trong 1-2 tuần giúp giảm quá trình ôxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống ôxy hóa trong huyết tương.

Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ lá khoai lang có tác dụng hỗ trợ phòng các loại tế bào ung thư ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và ung thư phổi. Cơ chế là nhờ các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kì tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP là peptit 16 acid amin được tách chiết từ rau khoai lang cũng cho thấy có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy.

Rau lang hỗ trợ cải thiện đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy. Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là, con đường tế bào liên quan đến bài tiết insulin sẽ được kích thích, làm giảm khả năng kháng insulin, giúp chống lại bệnh đái tháo đường.

Ngọn rau lang có chứa một chất gần giống insulin mà ở lá già không có chất này. Vì thế, người bệnh đái tháo đường có thể dùng ngọn rau lang để ăn như là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe của mình.

Giúp đông máu và giảm đau bụng trong kỳ kinh

Có rất nhiều loại thực phẩm cung cấp vitamin K cho cơ thể, trong đó rau khoai lang là nguồn cung cấp dồi dào. Vitamin K là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể sử dụng để giúp đông máu, từ đó giúp cơ thể hồi phục vết thương nhanh cũng như là giảm đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt .

Phòng bệnh táo bón

Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau khoai lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón.