Câu chuyện khiến hội phụ huynh chia thành 2 luồng tranh cãi.
Với gần 120.000 thí sinh, Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng học sinh lớp 9 tham gia dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm nay. Kỳ thi năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày cuối tuần này, 8 – 9/6. Ngày 10-11/6, Hà Nội tổ chức cho thí sinh dự thi các môn chuyên vào trường THPT chuyên và thi các môn song bằng.
Với sức nóng của kỳ thi năm nay, nhiều học sinh lớp 9 đang ra sức ôn tập, học trên lớp, học thêm, không ít em học tới 4-5 ca mỗi ngày. Lúc này, sự đồng hành, khuyến khích của phụ huynh là vô cùng quan trọng.
Trong tâm lý đó, một bà mẹ ở Hà Nội mới đây chia sẻ một tình huống nhằm cảnh báo các phụ huynh chuẩn bị tâm lý kĩ càng cho con khi thi vào 10. Đáng nói, câu chuyện của chị sau đó thu hút hàng trăm bình luận với những ý kiến trái chiều. Người đồng tình, người phản đối vì cho rằng chị… bịa chuyện câu like. Sau đó, bà mẹ đã “show” cả bảng điểm của con nhưng vụ việc vẫn thu hút tranh luận.
Thi lớp 10 ở Hà Nội được đánh giá căng thẳng hơn cả thi đại học
Cụ thể, câu chuyện được chia sẻ như sau:
“Mình xin kể một chuyện về kì thi vào lớp 10 năm trước mà con trai mình thi tại hội đồng thi ở một trường thuộc Quận Hai Bà Trưng. Thi xong môn Toán – môn thi cuối cùng, trên đường về nhà con khóc tức tưởi kể lại: Cả phòng chăm chú làm bài thi được 60 phút thì có một bạn đứng lên đòi ra khỏi phòng thi, thay vì giám thị nói lại quy chế phòng thi cho bạn ấy hiểu là chưa ra được thì cô lại chì chiết bạn ấy nào là không học, không hành này kia, kia nọ mất 20 phút. Còn 30 phút cuối giờ, bạn ấy lại đòi ra khỏi phòng thi tiếp, lần này thì quyết liệt hơn và 2 cô giám thị vẫn không giải quyết dứt điểm được thế là các con trong phòng thi hôm đó mất cả tiếng đồng hồ không tập trung vào bài thi.
Mình xin nói về tình trạng học của con mình thời điểm đó: Môn Văn từ lớp 6-8 học kém. Môn Tiếng Anh qua bao nhiêu kì thi thử của trường, quận cũng chỉ được 6 điểm là cao nhất. Vì lực học trung bình của con, mình cũng không gây áp lực gì cho con đâu, xác định học dân lập cũng được nhưng mình vẫn còn một tia hy vọng là môn Toán.
Bắt đầu từ lớp 9 thấy con thích học Toán và bài thi thường là 8.5 – 9.5 điểm. Thấy con cũng quyết tâm học với mục tiêu rõ ràng con tự đặt ra: Toán sẽ hỗ trợ cho Văn và Anh. Nhưng vì sự cố ở phòng thi môn Toán hôm đó, con được có 8 điểm Toán thay vì mục tiêu là 9 điểm trở lên. Con bảo bài Toán dễ lắm nhưng ko thể nào tập trung mà làm được nên làm sai nhiều.
Mất cả 3 ngày sau khi thi xong buổi Toán hôm đó, con không hề ngủ, cứ vật vã với cái điểm toán cho đến tận khi con biết kết quả thi và con đã đỗ được nguyện vọng 1. (môn Văn – Anh lại phải kéo môn Toán). Thương con lắm các Mẹ ạ!
Kì thi vào 10 Hà Nội đang sắp cận kề, mình kể câu chuyện mà mẹ con mình phải vượt qua chỉ mong các mẹ nhắc con mình. Nếu gặp phải tình huống giống như con mình: Hãy mạnh dạn đứng lên thưa với thầy cô, phải giải quyết vấn đề gọn nhẹ, không được làm ảnh hưởng đến học sinh đang thi để khỏi phải trải qua chuỗi ngày đợi điểm ấm ức và tiếc nuối như con mình. Áp lực học tập và thi cử nó đã quá lớn với một đứa trẻ 15-16 tuổi rồi”.
Câu “like” hay sự thực?
Trước chia sẻ này, nhiều người cho rằng bà mẹ này “câu like” bởi chẳng có giám thị coi thi nào lại làm thế cả. Giám thị vốn là nơi khác tới, không phải giáo viên trong trường, không thể biết lực học của học sinh ra sao để mắng vốn, chì chiết. Hơn nữa, ngoài giám thị trong phòng thi, còn giám thị hành lang, rồi hội đồng coi thi thường xuyên kiểm tra, không thể xảy ra tình trạng mất trật tự như trong câu chuyện nói trên.
“Nghe phi thực tế quá vì một là giám thị biết rõ quy chế, không bao giờ vì 1 học sinh mà để mình bị khiển trách, ảnh hưởng tới công việc. Hai là họ không được trả lương để dạy dỗ học sinh khi thi, họ cũng không có tâm để nói lắm như vậy!”, một người nêu ý kiến.
1 người cho biết họ năm nào cũng làm giám thị nhưng chưa bao giờ hội đồng thi của họ hay phòng họ trông tạo áp lực cho các con. Từ hôm trước bên giám thị sẽ phổ biến lại qui chế thi cho các con. Họ luôn nói với các con rằng 9 năm đèn sách lần thi này quyết định và các con hãy cố gắng vượt qua chính mình, bình tĩnh, phân chia thời gian hợp lí để lam bài đặt kết quả tốt, không hiểu gì các con có thể hỏi giám thị.
Nhiều người đặt nghi vấn, có vẻ bà mẹ chỉ nghe 1 chiều từ phía con đi thi về kể mà không tỉnh táo nghĩ rằng có thể con vì áp lực điểm số quá nên cũng “hơi” phóng đại chăng? Hoặc cũng có thể bạn học sinh kia không làm được bài nên ngồi mãi trong phòng thấy khó chịu muốn ra ngoài, hoặc ngồi không yên, ngó bài, hỏi bài bạn hoặc làm các động tác gây ảnh hưởng cho học sinh khác nên giám thị phải nhắc nhở?
Tuy nhiên, cũng có ý kiến đồng tình với bà mẹ này. Họ cho biết, chính bản thân mình cũng từng gặp trường hợp tương tự. Cụ thể, một cư dân mạng cho hay khi bản thân đi thi đại học vào năm 2015, trong phòng thi có 1 bạn xin ra sớm và giám thị cũng nhắc “học không học cứ vào được 1 tí rồi lại xin ra, thế thì đi thi làm gì”.
Trước các ý kiến phản biện, bà mẹ này đưa ra kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 của con, đồng thời cho biết, con mình thi đỗ một trường theo nguyện vọng 1, thừa 0,25 điểm. Chị cũng đính chính, mình không nói giám thị to tiếng, chỉ là cách giải quyết vấn đề của giám thị không dứt khoát làm ảnh hưởng đến thí sinh trong phòng thi.
“Có phải 100 giám thị giống nhau cả 100 đâu mà các mẹ bảo làm gì có giám thị như thế! Gặp phải một học sinh “nhây” như thế nữa giám thị giải thích mãi không được thì bản năng tự nhiên đá thêm vài câu chì chiết thì đâu có gì là lạ! Một tình huống thi cử mà con mình đã phải trải qua, mình cũng đắn đo mãi với đưa câu chuyện lên”, bà mẹ giải thích.
Kết quả thi vào 10 của con được người mẹ chia sẻ
Nhiều người khuyên, thay vì tranh cãi, cận ngày kì thi tuyển sinh vào 10 ở Hà Nội bắt đầu. Bố mẹ nào có con đi thi thì nhắc nhở con nên thả lỏng, mang đầy đủ đồ dùng học tập (nhất là đối với môn Toán không thể thiếu compa, thước kẻ, bút chì, bút viết), phiếu báo dự thi, căn cước công dân. Đặc biệt trong bài thi không được phép viết 2 màu mực (vi phạm quy chế thi và bài thi sẽ bị hủy). Nhớ tìm đúng số báo danh của mình để ngồi.
Bắt đầu tiếng trống làm bài thì sẽ không được phép ra ngoài với bất kì lí do gì (trừ trường hợp gặp vấn đề đột xuất về bệnh và sức khỏe bắt buộc mới phải đình chỉ tạm thời thì và sẽ thi lại). Theo quy định thì hết 2/3 thời gian đối với môn Toán, Văn, môn Tiếng Anh thì thí sinh mới được nộp bài và ra về. Trước khi nộp bài ra về nhớ kí vào danh sách nộp bài thi và điền đầy đủ thông tin, số tờ trên giấy thi.
Chưa rõ thực hư câu chuyện trên ra sao nhưng sự quan tâm và đồng hành của gia đình trong giai đoạn thi cử là vô cùng quan trọng, góp phần giúp các sĩ tử giải tỏa áp lực.
News
Quế Ngọc Hải – cầu thủ nhận ân tình của Bầu Đức tỏa sáng thành đội trưởng ĐTVN, lấy vợ hoa khôi, giờ nhà đẹp xe sang không thiếu thứ gì
Trung vệ hàng đầu đội tuyển Việt Nam khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi cuộc sống giàu có đầy đủ nhà đẹp, xe sang và gia đình…
Bị soi “lười ở cữ”, mới sinh đã xúng xính đi chơi, tiểu thư Doãn Hải My đáp trả khéo léo, chẳng mất lòng ai
Bà xã Đoàn Văn Hậu được khen có câu trả lời tinh tế. Cặp bố mẹ hot nhất mạng xã hội lúc này chính là Đoàn Văn…
Cùng lấy chồng cầu thủ, Doãn Hải My được khen hết lời thì Chu Thanh Huyền đầy thị phi: Bầu vượt mặt vẫn bị tố đạo nhái, lợi dụng danh tiếng sao Hàn để bán hàng
Chu Thanh Huyền tình tứ cùng Quang Hải giữa drama “đạo nhái”, lợi dụng danh tiếng Ji Chang-wook để bán hàng Sự việc xoay quanh việc bán…
Ngôi sao ĐT Việt Nam nhận lót tay 24 tỷ đồng, vừa xây nhà bạc tỉ báo hiếu bố mẹ, mới sinh năm 1998
Chân sút đội tuyển Việt Nam nhận lót tay kỷ lục V.League Phạm Tuấn Hải – ngôi sao đội tuyển Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất…
HLV Hà Lan ngoáy mũi rồi mút ngón tay ngon lành
Chiến thắng 2-1 của Hà Lan trước Ba Lan trong trận ra quân tại bảng D Euro 2024 đã bị lu mờ bởi hành động “khó đỡ”…
Hà Nam: Nhiều thí sinh phúc khảo từ đỗ thành trượt, trượt thành đỗ, có em bị hạ 8 điểm sau phúc khảo
Sau khi phúc khảo, điểm thi của nhiều thí sinh vào lớp 6 trường THCS Trần Phú (Hà Nam) bất ngờ tăng và hạ điểm, trong đó…
End of content
No more pages to load